Thiết bị cô đặc chân không

Thiết bị cô đặc chân không ứng dụng phổ biến trong cuộc sống, nhưng phổ biến nhất là trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm và hóa chất.

Quy trình được ứng dụng nhiều trong các ngành sản xuất hóa chất, thực phẩm hay dược phẩm, giúp tăng nồng độ dung dịch. Công nghệ này mang lại nhiều lợi ích và phục vụ cho nhiều ứng dụng.

  • Công nghệ thực phẩm: Dùng để cô đặc dung dịch nước trái cây, mì chính, đường, sữa tươi, nước sốt cà chua
  • Trong ngành công nghiệp: Sản xuất hóa chất NaOH, Muối NaCl, muối vô cơ
  • Ngoài ra, thiết bị cô đặc chân không còn dùng để cô đặc các dung dịch và dược phẩm trong ngành y- dược.

Thông số kỹ thuật:

  • Năng suất: 5 – 1000 lít/mẻ
  • Công suất: 2 – 60 kw
  • Điện nguồn: 380 V, 3 phase
  • Kích thước: 2300 x 1200 x 1800 mm
  • Trọng lượng: 1000 kg

Có nhiều cách để phân loại thiết bị cô đặc được chia thành hai loại sau:

  • Hệ thống cô đặc chân không nhiều nồi: Phương pháp này có thể tiết kiệm hơi đốt, hơi thứ có thể sử dụng để tạo nhiệt đốt cho nồi tiếp theo. Phương pháp này có hiệu quả kinh tế tốt hơn so với sử dụng hơi đốt cho 1 nồi. Tuy nhiên số lượng nồi không nên quá lớn vì sẽ làm giảm hiệu quả , được sử dụng tương đối phổ biến hiện nay.
  • Thiết bị cô đặc chân không 1 nồi: có thể hoạt động theo phương pháp liên tục hay gián đoạn. Hệ liên tục thường dùng cho vùng nồng độ và độ nhớt dung dịch thấp hay tương đối thấp. Còn hệ một nồi gián đoạn dùng khi cần nâng cao nồng độ sản phẩm (sản phẩm keo, sệt, paste)

Tham khảo thêm: Máy chiên chân không giá rẻ, máy chiên chân không trái cây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *